Sức khỏe 247: Nhịp tim bao nhiêu là tốt? Bí kíp duy trìNhịp tim rối loạn, quá thấp hoặc quá cao đều tiềm ẩn nguy cơ rủi ro sức khỏe. Vậy nhịp tim bao nhiêu là tốt và làm thế nào để ổn định nhịp tim, nâng cao sức khỏe gia đình, hãy tìm hiểu ngay sau đây.Nhịp tim tốtNhận biết nhịp tim tốtĐối với người khỏe mạnh, sức khỏe tim mạch bình thường, nhịp tim thường ở mức sau:
☸ Trẻ dưới 1 tháng là 100-205 nhịp/phút
☸ Trẻ từ 1-12 tháng là 100-180 nhịp/phút
☸ Trẻ 12-36 tháng là 98-140 nhịp/phút
☸ Trẻ 3-5 tuổi là 89-120 nhịp/phút
☸ Trẻ 5-12 tuổi là 75-118 nhịp/phút
☸ Người 13-18 tuổi 60-100 nhịp/phút
☸ Người 18 - 40 tuổi dao động khoảng 63-96 nhịp/phút
☸ Người trên 40 tuổi dao động khoảng 60-90 nhịp/phút
➡➡➡ Xem thêm:
Sức khỏe và các yếu tố quyết định đến sức khỏeTrên đây là chỉ số nhịp tim của người khỏe mạnh theo độ tuổi tuy nhiên bạn cần biết rằng ngoài độ tuổi, còn rất nhiều yếu tố tác động đến nhịp tim khác như:
☸ Trạng thái cơ thể: Khi ngủ nhịp tim của bạn thường sẽ chậm hơn khi thức, ngủ sâu tim sẽ đập chậm hơn ngủ nông.
☸ Giới tính: Nhịp tim của phái nam thường thấp hơn phái nữ.
☸ Nhiệt độ: Nhịp tim của bạn sẽ tăng cao hơn khi trời nóng hoặc cơ thể bị sốt.
☸ Tư thế: Nhịp tim sẽ tăng khi cơ thể chuyển đột ngột từ trạng thái nằm/ngồi sang trạng thái đứng.
☸ Cảm xúc: Khi bạn lo lắng, hồi hộp nhịp tim sẽ tăng cao hơn bình thường.
☸ Do thuốc: Một số hoạt chất trong thuốc có thể khiến nhịp tim bạn thay đổi chậm hơn hoặc nhanh hơn.
☸ Bệnh lý: Các bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường, huyết áp cũng có thể làm thay đổi nhịp tim,....
Bí kíp ổn định nhịp timNhịp tim bị rối loạn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột ngụy, thậm chí tử vong.
Khi nhận thấy nhịp tim của mình có vấn đề kèm theo triệu chứng thường xuyên chóng mặt, khó thở, choáng ngất,...thì bạn nên đi thăm khám để bác sĩ chuyên khoa tìm ra nguyên nhân nhịp tim rối loạn từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.
Ổn định nhịp timDưới đây là một số bí kíp giúp bạn và gia đình ổn định nhịp tim, chăm sóc
suc khoe mỗi ngày:
☸ Tập thể dục: Vận động thể chất đều đặn mỗi ngày giúp trái tim hoạt động hiệu quả hơn. Các bộ môn đơn giản, dễ thực hiện mà bạn và gia đình có thể tham khảo như yoga, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, cầu lông,...
☸ Bỏ hút thuốc lá: Trong thuốc lá chứa nhiều chất độc hại, khi hút quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tim mạch và sức khỏe. Bỏ hút thuốc lá sẽ giúp huyết áp, tim mạch dần được điều hòa và ổn định lại.
☸ Thư giãn: Các biện pháp như thiền định, hít thở sâu sẽ giúp nhịp tim trở lại bình thường và khi căng thẳng được kiểm soát sức khỏe tim mạch cũng được nâng cao.
☸ Ăn uống: Để ổn định nhịp tim, bạn nên duy trì chế độ ăn khoa học, đầy đủ dưỡng chất, hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, tăng cường ăn rau xanh, trái cây,...
Hy vọng những thông tin mà
khỏe 247 cung cấp trên giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe gia đình tốt hơn.